Lợi ích và cách sử dụng thảo dược trong chăn nuôi

Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi, đặc biệt là bổ sung trong thức ăn chăn nuôi giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Chúng giúp vật nuôi phòng tránh bệnh tật, kích thích sinh trưởng. Ngoài ra, chúng còn giúp bà con giảm chi phí chăn nuôi, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho xã hội. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng thảo dược trong chăn nuôi nhé.

Lợi ích của thảo dược trong chăn nuôi

thảo dược trong chăn nuôi 1

Khi xưa, bà con chăn nuôi đã biết sử dụng một số loại cây thảo dược có khả năng kháng khuẩn như gừng, sả, tỏi, hành,… Chúng có khả năng chống lại ký sinh trùng, phòng trị nhiều bệnh ở vật nuôi.
Sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh và kích thích tăng trưởng cho vật nuôi thay cho kháng sinh. Điều này sẽ giúp tạo thực phẩm sạch, an toàn và giảm chi phí nuôi.

Một vài loại thảo dược sử dụng như phụ gia thức ăn chăn nuôi. Như củ và tinh dầu tỏi, lá và tinh dầu cây hương thảo, vỏ và tinh dầu quế,…. Các hoạt chất trong các thảo dược này như các chất kháng khuẩn và chống oxy hóa. Chúng có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram (+) và (-). Kể cả vi khuẩn đã kháng với nhiều kháng sinh. Chúng có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như penicillin, tylosin, sulfametazine, chlotetracycline,… khi bổ sung vào thức ăn. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kích thích thèm ăn, cải thiện tiêu hóa và hấp thụ thức ăn,…

Các loại hợp chất saponin có tác dụng kiểm soát amoniac và mùi hôi của chất thải. Ngoài ra còn nâng cao khả năng tiêu hóa, chống lại bệnh gây ra bởi protozoa, nâng cao miễn dịch, cải thiện sinh sản,…

Cách sử dụng thảo dược trong chăn nuôi

thảo dược trong chăn nuôi 2

Bà con có thể áp dụng cách thức chế biến thức ăn hỗn hợp giữa các nguyên liệu bản địa như cám, gạo, ngô,… theo tỷ lệ dinh dưỡng. Kết hợp với các thảo dược như tỏi, sả, nghệ, lược vàng,… xay thành bột hoặc cắt nhỏ.

Điều này giúp giảm chi phí thức ăn, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có. Đồng thời nâng cao khả năng chống chịu bệnh tật, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng. Giúp thịt thơm ngon và an toàn cho tiêu dùng.

Ngoài ra, bà con có thể chế biến thảo dược thành nước uống. Như nước tỏi, nước gừng, nước cam ngâm. Để ngăn ngừa một số bệnh cảm cúm trong thời tiết lạnh, độ ẩm cao.

Thực tế sử dụng thảo dược trong chăn nuôi hiện nay

thảo dược trong chăn nuôi 3

Nước ta có nguồn thảo dược tự nhiên vô cùng đa dạng và dồi dào. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khai thác thảo dược làm phụ gia thức ăn chăn nuôi còn hạn chế. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm phụ gia có nguồn gốc thảo dược được nhập từ nước ngoài.

Một số phụ gia là kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học đưa vào sản xuất như chế phẩm enzyme, probiotic, kháng thể,… nhưng khả năng cạnh tranh của chúng với nước ngoài còn thấp.

Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi không chỉ là lời giải cho bài toán phát triển ngành chăn nuôi bền vững mà còn trở thành một thế mạnh của Việt Nam.

Trong thời gian tới, việc sử dụng thảo dược trong chăn nuôi có tiềm năng lớn để phát triển. Nó mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch. Ngoài ra còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng giá bán, nâng cao thu nhập cho bà con chăn nuôi. Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi đúng cách còn góp phần giảm chi phi nuôi, giảm tỷ lệ vật nuôi chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Một số phương pháp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học

Với chăn nuôi lợn nói riêng và chăn nuôi nói chung, có một vấn đề rất quan trọng cần được bà con quan tâm, đó là đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn. Vì vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn vật nuôi, hiệu quả đầu tư và an toàn thực phẩm. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu một số phương pháp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học nhé.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học: yếu tố chuồng trại

Phương pháp chăn nuôi lợn

Chuồng trại cần xây dựng ở vị trí phù hợp với quy hoạch của địa phương. Hoặc được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Chuồng trại cần cách tối thiểu 100m so với các khu vực công, khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt. Và cách tối thiểu 1km các nhà máy giết mổ, chế biến, chợ buôn bán. Vị trí xây dựng cần có nguồn nước sạch, đảm bảo điều kiện về xử lý chất thải theo quy định.

Xây dựng tường rào bao quanh trang trại để kiểm soát người và động vật ra vào. Bố trí tách biệt các khu vực chăn nuôi, khu vực thiết bị, vệ sinh, cách ly lợn ốm bệnh,… Cổng ra vào, khu vực chuồng nuôi, lối vào từng dãy nuôi cần có hố khử trùng.

Xây dựng chuồng hợp lý về vị trí, kích thước, hướng, khoảng cách giữa các dãy. Nền chuồng đảm bảo không trơn trượt, độ dốc 3-5%, có rãnh thoát nước.

Đường thoát nước thải cần kín, đảm bảo dễ thoát và không trùng với các đường thoát khác.

Dụng cụ đựng thức ăn, nước uống cần vệ sinh dễ dàng và được tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

Các kho thuốc, thức ăn, thiết bị,… được thiết kế đảm bảo không ẩm thấp, thông thoáng, dễ vệ sinh và khử trùng.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học: yếu tố con giống

Cần tìm mua lợn giống ở cơ sở rõ ràng, khỏe mạnh. Lợn cần có đầy đủ giấy kiểm dịch, kèm theo bản công bố tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi nhập đàn thì tiến hành cách ly lợn theo quy định hiện hành.

Lợn giống sản xuất tại cơ sở cần thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống đảm bảo tiêu chuẩn theo công bố. Cần quản lý lợn giống và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học: yếu tố cho ăn

Thức ăn cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tương ứng với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại lợn.

Tránh sử dụng lại thức ăn của đàn đã xuất chuồng hoặc thức ăn của đàn bị dịch cho đàn lợn mới. Dụng cụ đựng thức ăn, bao bì của đàn bị dịch phải được khử trùng, tiêu độc trước khi sử dụng.

Nước dùng cho lợn uống cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các yếu tố như vi sinh vật, thành phần vô cơ (chì, asen, thủy ngân, xianua) đều phải dưới mức cho phép.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học: chăm sóc, nuôi dưỡng

Tùy theo loại lợn và giai đoạn sinh trưởng phát triển thì các trại chăn nuôi phải áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học: vệ sinh thú y

Phương pháp chăn nuôi lợn 2

Bổ sung hoặc thay hàng ngày chất sát trùng tại các hố sát trùng. Toàn bộ phương tiện đi vào trang trại đều phải đi qua hố khử trùng hoặc phun thuốc sát trùng. Người nuôi cần thay quần áo, giày dép và mặc bảo hộ trước khi vào khu vực nuôi.

Phun thuốc sát trùng tối thiểu 2 tuần/lần xung quanh khu vực nuôi. Các lối đi và các dãy nuôi thực hiện ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch. Và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh.

Định kỳ 1 tháng/lần khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm xung quanh trang trại. Không sử dụng chung 1 phương tiện để di chuyển thức ăn, lợn hay chất thải.

Thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Áp dụng phương thức ăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô. Trước khi đưa đàn mới đến 7 ngày, cần vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi.. Nếu trại bị dịch, để trống ít nhất 21 ngày.

Phương pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong xử lý chất thải

Các trang trại chăn nuôi cần có hệ thống xử lý chất thải trong suốt quá trình nuôi. Thu gom chất thải rắn hàng ngày. Có thể xử lý bằng hóa chất, nhiệt hoặc chế phẩm sinh học phù hợp. Trước khi đem chất thải rắn ra ngoài cần được xử lý, đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y. Chất thải lỏng có thể xử lý bằng hóa chất hoặc phương pháp sinh học phù hợp.

Trên đây là một vài phương pháp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Bà con cần tìm hiểu kỹ và áp dụng tăng cường đầy đủ, thường xuyên. Điều này sẽ đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển chăn nuôi bền vững. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Những lưu ý khi tự sản xuất thức ăn chăn nuôi

Ngày nay, nhiều bà con thích tự sản xuất thức ăn chăn nuôi vì có thể chủ động phối trộn thức ăn. Có công thức riêng nên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng vật nuôi. Nhưng nếu không tính toán kỹ lưỡng thì có thể dẫn đến thua lỗ. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu những lưu ý khi muốn tự sản xuất thức ăn cho vật nuôi nhá.

Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi là như thế nào?

tự sản xuất thức ăn chăn nuôi 1

Sản xuất thức ăn chăn nuôi là quá trình tạo ra các thức ăn chất lượng cho đàn vật nuôi. Quá trình này bao gồm các bước sau:

– Lập kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch cho từng loại vật chất, tính toán định lượng thức ăn cần sản xuất. Để đảm bảo cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng và lượng dinh dưỡng.

– Lựa chọn nguyên liệu. Cần chọn nguyên liệu sạch, tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.

– Chế độ biến thức ăn chăn nuôi. Cần chế biến nguyên liệu thành thức ăn chăn nuôi phù hợp với từng vật nuôi. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng.

– Kiểm tra chất lượng thức ăn. Sau khi sản xuất, bà con cần kiểm tra chất lượng thức ăn bằng các phương pháp thử nghiệm. Để đảm bảo độ an toàn của sản phẩm và giá trị dinh dưỡng.

Lưu trữ và bảo quản

Thức ăn sau khi sản xuất cần được bảo quản và lưu trữ đúng cách. Để đảm bảo độ tươi mới và chất lượng dinh dưỡng cho từng vật nuôi.

Trong quá trình sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực và kiến thức kỹ thuật. Để đảm bảo thành phần dinh dưỡng cần thiết, định giá trị liệu nuôi dưỡng đúng với từng vật nuôi. Bà con cần tìm hiểu về dinh dưỡng và chế độ ăn uống của đàn vật nuôi của mình. Để tạo ra công thức ăn chất lượng.

Những lợi ích khi tự sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi mang tới nhiều lợi ích, bao gồm:

– Tiết kiệm chi phí: Bà con có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong khu vực để làm thức ăn chăn nuôi. Từ đó giảm chi phí ban đầu và chi phí vận chuyển.

– Đảm bảo chất lượng: Bà con có thể kiểm soát chất lượng của thức ăn. Đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng đủ yêu cầu về dinh dưỡng cho vật nuôi. Bà con có thể sử dụng nguyên liệu tươi sạch, tránh sử dụng các chất độc hại, giúp vật nuôi ăn thực phẩm chất lượng cao.

– Kiểm soát dinh dưỡng: Tự sản xuất cho phép bà con kiểm tra được các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Từ đó có thể điều chỉnh thành phần và lượng thức ăn cho phù hợp.

– Bảo vệ môi trường: Tự làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm thiểu tác động đến môi trường. Bà con có thể sử dụng nguyên liệu địa phương, giảm thiểu khí thải và nước thải trong khi sản xuất.

Những khó khăn khi tự sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tự làm thức ăn chăn nuôi sẽ gặp phải nhiều khó khăn, tùy theo quy mô và phạm vi chăn nuôi. Một số khó khăn mà bà con có thể gặp phải là:

– Chi phí đầu tư ban đầu: việc tự làm thức ăn chăn nuôi đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và tài chính. Bà con cần đầu tư vào máy móc, vật liệu và đất đai để sản xuất.

tự sản xuất thức ăn chăn nuôi 2

– Rủi ro cho sức khỏe động vật: Bà con cần đảm bảo thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và không có chất độc hại. Nếu không, vật nuôi có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc các bệnh nhiễm trùng.

– Tốn công sức, thời gian: Bà con cần bỏ ra nhiều công sức, thời gian để lựa chọn nguyên liệu, vận hành máy móc, quản lý chất lượng thành phẩm,…Nếu không quản lý tốt, bà con sẽ không đủ thời gian làm việc khác.

– Không đảm bảo nguồn cung ổn định: Bà con phải đối mặt với các yếu tố khó lường như thời tiết, bệnh tật, chất lượng cây trồng. Điều này làm gián đoạn nguồn cung thức ăn.

Hy vọng những thông tin mà BCC Nutrition cung cấp đã giúp bà con có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

5 kỹ thuật chăn nuôi gia cầm lúc giao mùa

Thời điểm giao mùa là lúc vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì thế bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống để đảm bảo vật nuôi luôn khỏe mạnh. Trong bài viết này, BCC Nutrition tìm hiểu những kỹ thuật chăn nuôi gia cầm vào thời điểm giao mùa nhé.

Vệ sinh chuồng sạch sẽ để chăn nuôi gia cầm

chăn nuôi gia cầm 1

Bà con cần tư sửa, che chắn kín gió cho chuồng trại. Cần phát quang bụi rậm xung quanh. Để tránh ẩm ướt, lầy lội để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh.

Khu vực chuồng trại cần phun thuốc sát trùng, tẩy uế để tiêu độc, diệt mầm bệnh. Thực hiện định kỹ 1-2 lần/tuần. Nên phun diện rộng cả khu vực chuồng nuôi và xung quanh để hạn chế mầm bệnh phát sinh.

Những vật nuôi chưa tự điều chỉnh thân nhiệt thì bà con cần có chuồng úm hoặc quây úm. Phía trên dùng bóng đèn có công suất khác nhau để cung cấp nguồn nhiệt phù hợp.

Khơi thông cống rãnh thoát nước thường xuyên. Tránh tình trạng ứ đọng phân, nước bẩn vì dễ gây mất vệ sinh, tạo mầm bệnh cho vật nuôi. Bà con có thể sử dụng chế phẩm khử mùi để hạn chế mùi hôi thối bốc lên trong chuồng trại.

Chọn giống khỏe tốt

Bà con nên chọn mua con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình mình. Để hạn chế mầm bệnh lây lan, bà con có thể tự túc về con giống. Hoặc tìm mua ở các cơ sở uy tín, đã được nhà nước cấp phép. Lựa chọn con giống khỏe mạnh. Cách ly khi mới mua về ít nhất 2 tuần rồi mới cho nhập đàn.

Cách vận chuyển giữa các nơi

Khi vận chuyển gia cầm từ nơi này sang nơi khác, bà con cần đảm bảo tốt trong quá trình vận chuyển. Thực hiện nghiêm túc các quy định kiểm dịch để đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm.

Dùng phương tiện vẩn chuyển chuyên dụng, vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát khử trùng và che chắn xung quanh để tránh mưa gió tạt vào gia cầm.

Nuôi gia cầm với mật độ phù hợp để tránh vật nuôi đè lên nhau. Nếu phải vận chuyển quãng đường xa, bà con cần chuẩn bị thức ăn, nước uống cho đàn gia cầm.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc vật nuôi tốt để đảm bảo sức đề kháng tốt. Cung cấp nguồn thức ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng. Lựa chọn thức ăn dễ tiêu và phù hợp với độ tuổi của gia cầm.

Đối với gà con đang úm, bà con nên sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp đủ chất dinh dưỡng. Lựa chọn thức ăn dễ tiêu, không sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc.

Cần dự trữ nguồn thức ăn tinh, đảm bảo sử dụng trong thời gian hàng tuần, hàng tháng. Cần chuẩn bị nước sạch cho gia cầm. Nên bổ sung thêm men tiêu hóa, điện giải B-Complex, vitamin để nâng cao đề kháng cho vật nuôi.

chăn nuôi gia cầm 2

Công tác thú y khi chăn nuôi gia cầm

Theo dõi sức khỏe gia cầm hàng ngày, để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường để cách ly và điều trị kịp thời. Nếu số lượng nhỏ, không có biểu hiện lây lan thì cho vật nuôi uống thuốc trợ lực, trợ sức, tạo sự thoáng mát cho vật nuôi. Khi vật nuôi khỏe mạnh bình thường thì cho nhập đàn trở lại.

Dùng 1 số loại thuốc dạng Premix để phòng bệnh cho gia cầm. Vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng kích thích tăng trưởng. Giúp gia cầm lớn nhanh, khỏe mạnh, chống lại mầm bệnh.

Hy vọng với những kỹ thuật chăn nuôi gia cầm lúc giao mùa mà BCC Nutrition cung cấp, bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dê ngày càng tăng. Nhưng để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu, gây thiệt hại cho người nuôi, bà con cần có những giải pháp đồng bộ và hướng tới chăn nuôi chuyên nghiệp. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam nhé.

Vai trò của ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam

chăn nuôi dê ở Việt Nam 1

Chăn nuôi dê cung cấp nhiều sản phẩm thiết thực cho xã hội. Phân dê cải thiện độ phì nhiêu cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng. Da, lông, móng, sừng của dê là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nhẹ. Sữa dê cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em, người già và làm đẹp cho phụ nữ.

Dê ăn được nhiều loại thức ăn thô xanh là cỏ, lá cây. Thức ăn của chúng không cạnh tranh lương thực với con người. Dê dễ thích nghi với các phổ địa lý, khí hậu khác nhau, ít bệnh tật. Dê ưa khí hậu khô hạn, có hiệu suất sử dụng thức ăn cao. Dê còn loài vật mắn đẻ, nuôi con tốt. Khả năng cho sữa và chất lượng sữa đều tốt.

Chi phí nuôi dê không cao, xây dựng chuồng trại đơn giản, khả năng thu vốn nhanh. Nguồn thực phẩm hữu cơ được dê cung cấp nhanh, an toàn so với các vật nuôi khác. Bộ NN&PTNT đã tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Có những năm sản lượng thịt dê chiếm đến 20-21%, tăng 4100 tấn.

Thực trạng chăn nuôi dê ở Việt Nam

Trong khoảng năm 2016-2018, đàn dê ở Việt Nam tăng trưởng 15.45%, sản lượng thịt tăng gần 20%. Năm 2018, đàn dê nước ta trên 2.8 triệu con. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của đàn dê là 15.45%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của dê gần 20%.

Ở nước ta, vùng nuôi dê tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm 57.41% tổng đàn dê và 51.16% sản lượng thịt dê. Chăn nuôi dê chủ yếu với quy mô nông hộ và giống dê bản địa, dê lai. Cũng đã xuất hiện một số trang trại nuôi dê thịt lớn từ 1000-3000 dê thịt, chủ yếu là giống ngoại.

Theo Tổng cục thống kê, cả nước có 417.188 hộ chăn nuôi dê. Trong đó, có 306.305 hộ nuôi dưới 10 con, chiếm 73.42%. 97.019 hộ nuôi từ 10-29 con, chiếm 23.26%. 10.620 hộ nuôi từ 30-49 con, chiếm 2.55%. Số hộ nuôi trên 50 con chiếm 0.78%.

Những lưu ý khi chăn nuôi dê ở Việt Nam

chăn nuôi dê ở Việt Nam 2

Giống

Chọn lọc, nhân thuần các giống dê nội hiện có trên cơ sở xây dựng, củng cố các vùng giống địa phương. Chọn những đực giống tốt (thuần, lai) với tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi loại, mỗi vùng miền. Phổ biến rộng rãi, nhanh. CŨng có thể sử dụng thụ tinh nhân tạo ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện. Thay đổi thường xuyên, trao đổi đực giống giữa các vùng, địa phương để tránh đồng huyết.

Thức ăn

Tạo nguồn thức ăn thô xanh đầy đủ cho dê. Có thể trồng các loại cỏ, cây lá dê thích ăn. Xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với từng giống dê và phù hợp với từng giai đoạn phát triển sinh lý.

Bổ sung thêm thức ăn tinh phù hợp với nhu cầu sinh lý của dê. Trừ dê non đang bú sữa còn lại thì khuyến khích sử dụng thức ăn TMR. Tạo vùng chăn thả cho dê. Việc thu nhận, tìm kiếm thức ăn còn kích thích dê tăng khả năng sinh sản.

Thú y

Chấp hành thật tốt Luật thú ý kể cả không gian và thời gian.

Tổ chức sản xuất

– Quy hoạch bãi chăn thả, đồng cỏ. Ngoài việc vận động thu lượm cỏ, khoáng, bãi thả còn tạo điều kiện cho đực, cái tiếp xúc lẫn nhau, kích thích tăng khả năng sinh sản.

– Quy hoạch lại các chợ bán gia súc sống, lò mổ.

– Duy trì các phương thức chăn nuôi hiện nay: chăn nuôi nông hộ, quảng canh, chăn nuôi gia trại, trang trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao.

Hy vọng bà con đã có thêm những thông tin bổ ích về tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Cách cho lợn con ăn hợp lý và chuẩn nhất

Bà con nên cho lợn con tập ăn sớm để lợn sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy nên cho ăn vào thời điểm nào? Và cần chuẩn bị những gì? Cùng BCC Nutrition tìm hiểu cách cho lợn con ăn chuẩn nhất nhé.

Cách cho lợn con ăn: Thời điểm cho ăn

cách cho lợn con ăn

Thời điểm thích hợp nhất cho lợn con tập ăn là 5-7 ngày tuổi. Tập ăn sớm mang tới nhiều lợi ích như:

– Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con nhanh phát triển và hoàn thiện.

– Thức ăn kích thích vào tế bào vách của dạ dày, tiết ra acid HCl tự do sớm, giúp lợn con tăng cường phản xạ tiết dịch vị.

– Giảm tỉ lệ hao mòn ở lợn mẹ từ 15-20%. Khi lợn con cai sữa, lợn mẹ có thể động dục và giao phối trở lại chỉ sau 4-7 ngày. Từ đó tăng lứa đẻ/nái, mang lại hiệu quả kinh tế.

– Hạn chế tình trạng nhiễm vi trùng và ký sinh trùng do lợn con gặm nhấm chuồng gây ra.

– Giảm stress tốt cho lợn con khi cai sữa.

– Tăng khả năng sinh trưởng vì khối lượng cai sữa quyết định do 57% thức ăn bổ sung, 38% sữa mẹ và 5% là trọng lượng lúc sơ sinh.

– Lợn con biết ăn thức ăn bổ sung sớm đảm bảo dinh dưỡng được đầy đủ và cân bằng. Từ đó, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lợn con khi lợn mẹ giảm sữa. Giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu của lợn con và khả năng cấp sữa của lợn mẹ lúc 3 tuần tuổi.

Cách cho lợn con ăn: Chuẩn bị dụng cụ

– Thức ăn viên hỗn hợp từ các nhà máy uy tín. Loại thức ăn này đảm bảo đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho lợn con.

– Máng tập ăn, có thể tự làm hoặc mua loại có sẵn trên thị trường. Máng có dạng đáy hình tròn, miệng máng làm chụp hình nón để ngăn cản lợn mẹ vào ăn thức ăn của lợn con.

Cách cho lợn con ăn hợp lý

– Sau sinh khoảng 5-7 ngày thì bỏ 1 máng ăn vào chuồng. Máng cần cố định để lợn con không lật đổ được. Máng có đủ chỗ cho 5-7 con chui đầu vào ăn cùng 1 lúc.

– Đặt máng ở vị trí sao cho lợn mẹ không ăn được.

– Bỏ một nắm nhỏ thức ăn viên tập ăn rải vào. Vì lợn con có tính tò mò và bắt chước nên chỉ cần 1 con ngửi, ăn thì các con khác sẽ làm theo.

– Rải tiếp thức ăn nếu hết. Rải ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới, có mùi hấp dẫn. Khi lợn con ăn mạnh hơn thì rải nhiều lên.

Với thức ăn tự chế

– Sau sinh 5-7 ngày thì cho lợn cho lợn con ăn thức ăn loãng như cháo. Dùng lông gà bôi vào miệng lợn con và vú lợn mẹ để giúp lợn con quen dần mùi thức ăn.

– Sau đó cho ăn thức ăn hạt rang nghiền nhỏ. Thức ăn có mùi thơm giúp kích thích lợn con ăn. Tinh bột dạng chín giúp lợn dễ hấp thu và tiêu hóa.

– Khi được 15-20 ngày tuổi, cho ăn thêm rau xanh non như khoai lang, rau muống,… Băm nhỏ để kích thích nhu động ruột và bổ sung vitamin cho lợn con. Rửa sạch rau xanh, tránh ký sinh trùng gây bệnh cho lợn con.

– Cho ăn 4-5 bữa/ngày. Nếu tập đều đặn thì chỉ sau 20 ngày tuổi lợn sẽ ăn tốt.

– Khi lợn con đã biết ăn, đạt từ 5kg trở lên thì cho ăn thức ăn bổ sung (19% protein thô, năng lượng trao đổi ME 3200 Kcal/kg).

– Cho lợn ăn tự do và uống đủ nước sạch.

Cách chăm sóc lợn con sau cai sữa

Sau cai sữa là một thời điểm căng thẳng nhất trong cuộc đời lợn con, vì thế cần một chế độ ăn đặc biệt.
Chúng phải đối mặt với nhiều thay đổi như tách khỏi lợn mẹ, chuyển đột ngột từ sữa sang thức ăn, sống ở môi trường mới,…

Nhiệt độ rất quan trọng đến tỷ lệ sống của lợn con sau cai sữa. Nên duy trì mức nhiệt trong chuồng úm di động hoặc cố định khoảng 30-32*C (lợn 1-15 ngày tuổi), 25-29*C (lợn 16-22 ngày tuổi), 22-25*C (lợn từ 23 ngày tuổi trở lên) để tăng trọng được thuận lợi.

Hy vọng bà con đã biết cách cho lợn con ăn chuẩn và hợp lý. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày càng cao, dần chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng quan tâm hơn tới thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu thủ tục hải quan của mặt hàng này để có hướng đi hiệu quả, an toàn nhé.

Các dạng thức ăn chăn nuôi

Các sản phẩm dùng cho vật nuôi để ăn, uống được gọi là thức ăn chăn nuôi. Bao gồm cả thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng. Thức ăn chăn nuôi có các dạng sau:

– Nguyên liệu: là những thành phần cơ bản được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Như hạt, ngũ cốc, bã cỏ, thức ăn thô,…

– Thức ăn đơn: là thức ăn đã qua chế biến từ một nguyên liệu cụ thể. Như thức ăn từ cá, thức ăn từ lúa mì, thức ăn từ thịt gà,…

– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Là loại thức ăn chăn nuôi từ các nguyên liệu khác nhau, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn này thường có đa dạng thành phần. Như protein, ngũ cốc, chất béo, khoáng chất, vitamin và các chất bổ sung.

– Thức ăn bổ sung, phụ gia. Là các sản phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để cải thiện chất lượng, tăng cường sức khỏe và hiệu quả cho nuôi trồng. Ví dụ như các loại premix (hỗn hợp vitamin, khoáng chất), probiotic, enzyme, chất tạo mùi, tạo màu,…

Ngày nay việc xuất khẩu thức ăn cho ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ, nhận được nhiều sự quan tâm. Thức ăn chăn nuôi được chia thành 4 loại như trên. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc cho nhiều loại vật nuôi khác nhau.

Quy định về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu hoặc và sử dụng trong nước. Cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm đang lưu hành tại Việt Nam. Điều này giúp sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn áp dụng cho thức ăn chăn nuôi trong thị trường nội địa. Ngoài ra, cần tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu.

Với thức ăn chăn nuôi chỉ để xuất khẩu cần đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này giúp sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định kỹ thuật áp dụng cho thức ăn chăn nuôi tại nước nhập khẩu. Nhưng trong quá trình sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt nam, không được làm các hành vi bị cấm nhằm tuân thủ luật pháp và quyền hạn của Việt Nam.

Quy trình về kiểm tra xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Các quy định về kiểm tra việc xuất khẩu thức ăn cho ngành chăn nuôi gồm:

– Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng, công bố hợp quy. Đây là những tài liệu quan trọng để chứng minh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng.

– Kiểm tra bao gói, nhãn ghi, hạn sử dụng và ngoại quan sản phẩm. Cách bao gói, nhãn ghi, hạn sử dụng và ngoại quan cần tuân thủ theo quy định và tiêu chuẩn của nước xuất khẩu.

– Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của nước nhập khẩu. Các phân tích này được thực hiện để đảm bảo sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng, thành phần, giá trị dinh dưỡng và an toàn.

xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Trình tự các thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Để tham gia vào hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, đơn vị chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cần lập một bộ hồ sơ. Sau đó gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thân. Bộ hồ sơ này bao gồm:

– Đơn đề nghị tham gia vào hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu.

– Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi:

– Quy trình kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau đó thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở nếu cầu. Thời gian không quá 15 ngày làm việc. Bộ sẽ ban hành quyết định chỉ định theo mẫu số 15 quy định trong Nghị định liên quan. Nếu bị từ chối, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản và nêu lý do từ chối.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng để xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Để đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, đơn vị cần lập bộ hồ sơ và gửi về cơ quan kiểm tra. Bộ hồ sơ này bao gồm:

– Văn bản yêu cầu các chỉ tiêu cần xác nhận, kiểm tra chất lượng.

– Giấy kiểm tra xác nhận chất lượng đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi.

– Bản sao chứng thực các giấy tờ quan trọng như hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng,…

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan kiểm tra sẽ xem xét. Và hướng dẫn đơn vị bổ sung những nội dung còn thiếu hay chưa đúng quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra sẽ xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng. Trong giấy này sẽ có thông báo cho đơn vị về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra.

Hy vọng với những thông tin về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi mà BCC Nutrition cung cấp, bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Cách cho heo con ăn cám đạt hiệu quả cao

Cám tập ăn cho heo con đắt gấp 3 làn giá cám thường. Nhưng hiệu quả kinh tế mang lại gấp 3.5-4 lần. Tuy nhiên, nếu không biết cách cho ăn thì sự đầu tư sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu cách cho heo con ăn hiệu quả nhé.

Cách cho heo con ăn: sử dụng cám tập ăn nhanh nhất có thể

Một số bà con cho rằng cho heo con ăn quá sớm sẽ không hiệu quả và lãng phí vì giá cám cao. Nhưng điều này không đúng.

Nếu lấy lý do có sự chênh lệch lượng cám ăn vào của bầy ăn ít mà không tiếp tục cấp cám là không nên. Trên thực tế, lượng cám ăn khác biệt theo cá thể và theo từng bầy (bảng 1). Dù là một lượng nhỏ nhưng cũng nên cho ăn khi heo được 3 ngày tuổi. Heo ăn dù ít, năng suất sau này cũng tốt hơn so với heo không ăn.

cách cho heo con ăn 1

Các loại cám tập ăn cho heo con loại mới hiện nay có khả năng tiêu hóa cao, Khiến trạng thái cơ thể heo con luôn luôn tốt, tình trạng viêm ruột, bao tử trong lứa tuổi này không có.

Dựa vào các kết quả thí nghiệm cho thấy không có mối liên quan giữa ngày tuổi và chênh lệch lượng cám ăn vào (bảng 2).

Để quá trình chuyển từ tiêu hóa sữa mẹ sang tiêu hóa cám diễn ra một cách tự nhiên nhất. Thì ở ngày cuối cùng theo mẹ, khi cai sữa heo con phải ăn được khoảng 400 g cám tập ăn.

Nếu cho heo con ăn cám tập ăn sớm thì sẽ có nhiều điểm lợi (bảng 3).

Ở 46 ngày tuổi nếu chênh lệch trọng lượng là 1 kg thì thời gian xuất chuồng giảm đến 3 ngày, 1 tấn cám cho heo thịt sẽ sản xuất thêm được 12~18 kg thịt. Tỷ lệ cám tiết kiệm được so với tiền đầu tư vào cám tập ăn là 4:1. Chính vì vậy, nếu cho ăn cám tập ăn đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.

Thời kỳ đầu nếu heo con dùng mũi ủi, không ăn và làm rơi vãi cám ta có thể thu gom cám cho nái ốm, hoặc nái lứa đầu ăn.

Duy trì sự sạch sẽ của máng tập ăn

Nhiều người vẫn cho rằng cám tập ăn không mang lại hiệu quả. Nhưng nguyên nhân lớn là do máng ăn không được vệ sinh sạch sẽ và thay máng thường xuyên.

Vì thế bà con nên duy trì

Cách cho heo con ăn: phương pháp 3-3

Phương pháp 3-3 chính là trong 3 ngày (~6 ngày tuổi) cho ăn ngày 3 lần (nếu thời gian làm việc cho phép) với khoảng cách 3 tiếng/lần.

Thức ăn còn lại trong máng có thể bị biến chất hoặc chuồng ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiêu chảy cho heo con. Vì thế cần đảm bảo vệ sinh khi cho ăn.

Bà con nên dành nhiều thời gian cho heo con.

cách cho heo con ăn 2

Cách cho heo con ăn: vị trí để máng ăn

Có các nguyên tắc cần tuân thủ khi tìm vị trí để máng:

– Đặt máng ở nơi dễ dàng rửa, sát trùng và thay đổi cám. Nếu được thì nên đặt ở nơi có thể thực hiện các việc trên mà không cần bước vào ô chuồng nhằm hạn chế lây truyền dịch bệnh.

– Không đặt dưới đèn úm, nên đặt gần nơi nghỉ ngơi của heo con.

– Tránh đặt ở nơi thoát nước và gần chỗ tiểu, tránh được ảnh hưởng từ chất thải của heo mẹ.

– Tránh vị trí có đồ phủ lên hoặc nóng vì có thể làm thay đổi chất lượng cám.

– Vị trí đặt máng cần có độ sáng khoảng 100lux.

– Đặt máng gần khu vực có nguồn nước sạch, nên bố trí cùng 1 hàng. Nếu heo con tập ăn mà chỉ bú sữa mẹ sẽ rất khát. Vì vật cần phải cung cấp đủ nước.

Sử dụng máng nhỏ và thay đổi thường xuyên

Nên cho heo con ăn loại máng nhỏ, có đường viền thấp (dạng chiếc đĩa, viền khoảng 1cm). Nếu máng có gắn phễu lớn thì việc vệ sinh thường xuyên rất khó khăn, dễ làm thay đổi chất lượng cám. Cám ăn không nên để quá 24h.

Hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách cho heo con ăn. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.