Nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ngày càng cao, dần chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng quan tâm hơn tới thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu thủ tục hải quan của mặt hàng này để có hướng đi hiệu quả, an toàn nhé.
Các dạng thức ăn chăn nuôi
Các sản phẩm dùng cho vật nuôi để ăn, uống được gọi là thức ăn chăn nuôi. Bao gồm cả thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng. Thức ăn chăn nuôi có các dạng sau:
– Nguyên liệu: là những thành phần cơ bản được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Như hạt, ngũ cốc, bã cỏ, thức ăn thô,…
– Thức ăn đơn: là thức ăn đã qua chế biến từ một nguyên liệu cụ thể. Như thức ăn từ cá, thức ăn từ lúa mì, thức ăn từ thịt gà,…
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Là loại thức ăn chăn nuôi từ các nguyên liệu khác nhau, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn này thường có đa dạng thành phần. Như protein, ngũ cốc, chất béo, khoáng chất, vitamin và các chất bổ sung.
– Thức ăn bổ sung, phụ gia. Là các sản phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để cải thiện chất lượng, tăng cường sức khỏe và hiệu quả cho nuôi trồng. Ví dụ như các loại premix (hỗn hợp vitamin, khoáng chất), probiotic, enzyme, chất tạo mùi, tạo màu,…
Ngày nay việc xuất khẩu thức ăn cho ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ, nhận được nhiều sự quan tâm. Thức ăn chăn nuôi được chia thành 4 loại như trên. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc cho nhiều loại vật nuôi khác nhau.
Quy định về xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi để xuất khẩu hoặc và sử dụng trong nước. Cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng như các sản phẩm đang lưu hành tại Việt Nam. Điều này giúp sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn áp dụng cho thức ăn chăn nuôi trong thị trường nội địa. Ngoài ra, cần tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu.
Với thức ăn chăn nuôi chỉ để xuất khẩu cần đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này giúp sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định kỹ thuật áp dụng cho thức ăn chăn nuôi tại nước nhập khẩu. Nhưng trong quá trình sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Việt nam, không được làm các hành vi bị cấm nhằm tuân thủ luật pháp và quyền hạn của Việt Nam.
Quy trình về kiểm tra xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Các quy định về kiểm tra việc xuất khẩu thức ăn cho ngành chăn nuôi gồm:
– Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng, công bố hợp quy. Đây là những tài liệu quan trọng để chứng minh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng.
– Kiểm tra bao gói, nhãn ghi, hạn sử dụng và ngoại quan sản phẩm. Cách bao gói, nhãn ghi, hạn sử dụng và ngoại quan cần tuân thủ theo quy định và tiêu chuẩn của nước xuất khẩu.
– Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của nước nhập khẩu. Các phân tích này được thực hiện để đảm bảo sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng, thành phần, giá trị dinh dưỡng và an toàn.
Trình tự các thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Để tham gia vào hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, đơn vị chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi cần lập một bộ hồ sơ. Sau đó gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thân. Bộ hồ sơ này bao gồm:
– Đơn đề nghị tham gia vào hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu.
– Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi:
– Quy trình kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau đó thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở nếu cầu. Thời gian không quá 15 ngày làm việc. Bộ sẽ ban hành quyết định chỉ định theo mẫu số 15 quy định trong Nghị định liên quan. Nếu bị từ chối, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản và nêu lý do từ chối.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng để xuất khẩu thức ăn chăn nuôi
Để đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, đơn vị cần lập bộ hồ sơ và gửi về cơ quan kiểm tra. Bộ hồ sơ này bao gồm:
– Văn bản yêu cầu các chỉ tiêu cần xác nhận, kiểm tra chất lượng.
– Giấy kiểm tra xác nhận chất lượng đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi.
– Bản sao chứng thực các giấy tờ quan trọng như hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng,…
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan kiểm tra sẽ xem xét. Và hướng dẫn đơn vị bổ sung những nội dung còn thiếu hay chưa đúng quy định. Nếu hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra sẽ xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng. Trong giấy này sẽ có thông báo cho đơn vị về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra.
Hy vọng với những thông tin về thủ tục xuất khẩu thức ăn chăn nuôi mà BCC Nutrition cung cấp, bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.