Thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ đâu và chứa những thành phần dinh dưỡng nào? Chế biến thức ăn như thế nào để giúp vật nuôi phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao? Cùng BCC Nutrition tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thức ăn cho vật nuôi là gì?
Định nghĩa
Thức ăn cho vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật, vi sinh vật,… Mà vật nuôi có thể ăn, tiêu hóa, hấp thụ để cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng. Giúp vật nuôi duy trì hoạt động sống, đảm bảo luôn khỏe mạnh.
Vì thế, thức ăn đóng vai trò quan trọng với vật nuôi. Gồm duy trì sự sống, cung cấp năng lượng cho vật nuôi phát triển, tạo ra các sản phẩm của quá trình chăn nuôi như trứng, thịt, sữa,…
Mối quan hệ giữa thức ăn cho vật nuôi và thực phẩm của con người
Một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu của con người đến từ sản phẩm chăn nuôi. Vì thế, bà con cần cung cấp đầy đủ cả số lượng và chất lượng thức ăn cho vật nuôi để đảm bảo sản phẩm đầu ra có giá trị dinh dưỡng cao. Thức ăn chăn nuôi có tốt thì sản phẩm chăn nuôi mới tốt và ngược lại.
Giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho con người có mối quan hệ mật thiết. Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm từ chuồng trại đến thức ăn luôn phải đảm bảo.
Phân loại thức ăn của vật nuôi
Theo thành phần dinh dưỡng
Theo thành phần dinh dưỡng, thức ăn của vật nuôi có thể chia thành 3 loại:
– Thức ăn giàu thô (hàm lượng chất xơ >30%) như rơm, lúa,…
– Thức ăn giàu protein (hàm lượng protein >14%) như đậu tương, bột cá, đậu phộng,…
– Thức ăn giàu glucid (hàm lượng glucid >50%) như ngô…
Theo trạng thái thành phẩm
Theo trạng thái, thức ăn cho vật nuôi có thể chia thành:
– Thức ăn tinh: có nguồn gốc từ các loại ngũ cốc, thực vật giàu tinh bột như thóc gạo, ngô, đậu tương,… Loại thức ăn này chứa thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của vật nuôi. Nhưng nếu chỉ sử dụng nguyên chúng, vật nuôi dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng.
– Thức ăn thô: có nguồn gốc từ thực vật có tỉ lệ chất xơ cao, chiếm 20-40% như cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô,… Loại thức ăn này được sử dụng nhiều trong thời gian thức ăn xanh khan hiếm.
– Thức ăn xanh: được dùng chủ yếu cho trâu, bò hoặc để bổ sung vitamin, chất xơ cho gia cầm, lợn. Thức ăn xanh thường được ủ trước khi cho ăn để giảm gluxit. Ủ cũng là một phương pháp dự trữ thức ăn hiệu quả trong một khoảng thời gian.
– Thức ăn hỗn hợp: là sự kết hợp của nhiều loại thức ăn để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn này được sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi giúp chất lượng sản phẩm tốt nhất, đặc biệt là cho xuất khẩu.
Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
Thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu từ động vật, thực vật và khoáng chất.
– Từ thực vật: rơm, rạ, rau củ quả, thân và lá cây ngô,…
– Từ động vật: bột cá, bột tôm, bột thịt,… chứa nhiều protein và vitamin.
– Từ gốc khoáng: thức ăn dạng muối không độc chứa Ca, P, Na, Cl… để cung cấp khoáng chất cho vật nuôi.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi
Mỗi ngày, vật nuôi cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phát triển khỏe mạnh, đề kháng tốt.
– Protein: cung cấp dinh dưỡng cho các bộ phận, cơ quan của vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
– Lipid: cung cấp năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi như trứng, thịt, sữa,…
– Gluxit: tương tự Lipid, gluxit cũng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của vật nuôi.
– Chất khoáng Ca, P, Na, Fe,… tham gia vào quá trình xây dựng tế bào, hệ cơ quan của vật nuôi.
– Nước: là dung môi hòa tan các thành phần dinh dưỡng để vật nuôi hấp thụ. Ngoài ra, nước còn là chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.
– Vitamin A, B, D,… giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, tiêu hóa tốt và đảm bảo cân bằng hệ thần kinh.
Các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi
Làm nhỏ thức ăn
Một số loại thức ăn như rau bèo, chuối, ngô, lá khoai,… thường được cắt hoặc nghiền nhỏ. Để vật nuôi ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các thức ăn khác. Với thức ăn dạng hạt, có thể nghiền thành cám hoặc bột. Phương pháp này giúp vật nuôi dễ nuốt, dễ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lên men (ủ chua)
Phương pháp này được áp dụng khi nguồn thức ăn khan hiếm hoặc bảo quản khi quá nhiều thức ăn. Quá trình lên men giúp chuyển hóa lượng đường trong thức ăn, ngăn ngừa chúng phân hủy thông qua vi sinh vật có lợi. Từ đó cải thiện khả năng hấp thụ cho vật nuôi và kéo dài thời gian dự trữ thức ăn.
Sử dụng nhiệt
Sử dụng nhiệt để hấp, nấu,… nguyên liệu để loại bỏ các chất độc hại và khó tiêu bằng cơ chế làm đứt gãy mạch dài thành ngắn. Để tăng khả năng hấp thụ, hạn chế khó tiêu, đầy bụng. Từ đó, vật nuôi có thể ăn lượng thức ăn ít hơn nhưng lượng dưỡng chất chuyển hóa vẫn đủ để sinh trưởng và phát triển.
Thức ăn hỗn hợp
Đây là kiểu thức ăn phổ biến. Nguyên liệu được nghiền nhỏ, sau đó phối trộn đa dạng các loại thức ăn theo tỉ lệ cụ thể. Loại thức ăn này mang tới đầy đủ, đa dạng dưỡng chất thiết yếu với nhu cầu phát triển của từng vật nuôi.
Mong rằng với những thông tin mà BCC Nutrition cung cấp, bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về thức ăn cho vật nuôi. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.