Từ những thấp niên cuối của thế kỷ trước, sản xuất thức ăn thủy sản đã trở nên phổ biến. Nhưng những năm gần đây, nó mới trở nên phổ thông. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu quy trình sản xuất thức ăn thủy sản nhé.
Sự phát triển của công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản
Nhằm đáp ứng nhu câu thức ăn cho thủy sản, các công nghệ sản xuất thức ăn cũng nhanh chóng phát triển khắp nơi trên thế giới.
Việt Nam cũng là một trong những nước có tiềm năng về nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản. Từ đó kỹ thuật nuôi trồng cũng được nâng cao.
Thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thủy sản nói riêng. Nó chiếm tới 60% chi phí của quá trình nuôi.
Vậy sản xuất thức ăn cho thủy sản cần tiến hành theo quy trình như thế nào mới hợp lý và phù hợp với vật nuôi?
Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản
Cần đảm bảo sản xuất thức ăn theo đúng công thức và chất lượng cho vật nuôi. Cần chuẩn bị nguyên vật liệu, hệ thống máy móc, kho bảo quản,…
Ta có sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn cho chăn nuôi thủy sản chi tiết như sau
– Thu mua nguyên liệu -> Kho chứa nguyên liệu -> Đưa vào sản xuất -> Hệ thống băng tải -> Cân nguyên liệu -> Nghiền nguyên liệu -> Trộn nguyên liệu -> Ép viên, sấy khô -> Hệ thống cân thành phẩm -> Hệ thống đóng gói -> Nhập kho thành phẩm -> Phân phối tiêu thụ.
Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
Để đảm bảo thức ăn cho vật nuôi đảm bảo dinh dưỡng, lựa chọn nguyên liệu cần đảm bảo đủ các dưỡng chất sau:
- Protein, bao gồm acid amin
- Năng lượng COH
- Các acid béo thiết yếu – Lipit
- Khoáng chất tăng trưởng
- Thành phần kích thích ăn ngon
- Thành phần giúp bảo quản, lưu trữ
- Chất kết dính.
Khi đã có đủ nguyên liệu chất lượng, tiến hành thực hiện khâu chế biến.
Nghiền nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô là nguyên vật liệu được thu mua, gom ở dạng thô. Sau đó chúng được chế biến bằng cách trộn tất cả các thành phần. Rồi đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ. Nhưng những nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao phải xay cùng bánh dầu và ngũ cốc.
Sàng lọc nguyên liệu
Sau khi nguyên liệu thô được nghiền nhỏ sẽ được sàng lọc để loại bỏ những vật liệu không mong muốn. Cần sử dụng lưới tiêu chuẩn để loại bỏ kích thước không phù hợp.
Trộn nguyên liệu
Sau khi sàng lọc kỹ càng, tiến hành trộn các vật liệu theo công thức cụ thể. Đảm bảo các vật liệu được trộn lẫn và đồng nhất thành một hỗn hợp.
Có thể bổ sung thêm chất kết dính và phụ gia nếu cần thất. Trong giai đoạn này, có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Thời gian trộn thường diễn ra trong 20-30 phút.
Ép viên, sấy khô
Cuối cùng, nguyên liệu sẽ được ép thành dạng viên và sấy khô để đưa vào sử dụng. Ép viên là quá trình nén thức ăn thành các miếng nhỏ hình trụ. Quá trình này sử dụng máy ép cám viên chuyên dụng cho thủy sản.
Sau khi thức ăn chuyển thành dạng viên sẽ được sấy khô đến khi độ ẩm dưới 10%. Điều này giúp thức ăn giữ được lâu hơn.
Đóng gói
Thức ăn khô sẽ được làm lạnh trước khi đóng gói. Sử dụng túi giấy khổ cao bọc bằng polythene dùng để gói thức ăn thủy sản để tránh làm hỏng thức ăn trong quá trình vận chuyển. Nó còn đảm bảo không để độ ẩm xung quanh làm hỏng thức ăn khi lưu trữ.
Bảo quản, lưu trữ
Thức ăn thủy sản cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo và có nhiệt độ phù hợp. Điều này sẽ giúp giữ được chất lượng cũng như tăng thời hạn sử dụng sản phẩm.
Những lưu ý trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản
Quy trình sản xuất cần đảm bảo đúng kỹ thuật để sản phẩm không bị nhiễm chéo.
Cần kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu để tránh mầm bệnh và các chất độc hại. Nguyên liệu không được chứa chất cấm và thực hiện đúng công thức phối trộn cho từng loại sản phẩm.
Máy móc, thiết bị cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Cần có sổ ghi ghép toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.
Trên đây là quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Hy vọng bà con đã có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.