Tin thị trường

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản

Thức ăn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất vật nuôi. Và quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn. Bà con cùng BCC Nutrition khám phá quy trình cơ bản nhất để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bài viết này nhé.

Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Có 2 yếu tố tạo nên thành phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng . Một quy trình sản xuất hoàn chỉnh, không nhầm lẫn, không sai sót là mục tiêu hướng đến. Đảm bảo mỗi lô sản phẩm đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng tốt nhất cho vật nuôi.

Đây là một sơ đồ tổng quan về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi phổ biến:

sản xuất thức ăn chăn nuôi 1

Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản

Quy trình này gồm nhập nguyên liệu, chế biến, kiểm tra chất lượng, bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi bước trong quy trình đều đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng.

Bước 1: Nghiên cứu, lập kế hoạch

Cần xác định được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi thông qua các yếu tố. Giống loài, giới tính, tuổi, môi trường, sinh sản, mục đích chăn nuôi.

Sau khi đã xác định rõ ràng, cần lập kế hoạch sản xuất thức ăn theo các nội dung sau. Mục tiêu, nguồn nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, nhân lực, máy móc thiết bị, chất lượng, thời gian, phân phối,…

Bước 2: Lựa chọn nguyên liệu

Chất lượng nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn. Vì thế cần chọn nguyên liệu chuẩn chỉnh, đạt yêu cầu và đảm bảo các yếu tố sau:

– Phù hợp với khả năng tiêu hóa của vật nuôi: dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi: cung cấp cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Phù hợp với điều kiện kinh tế: dễ tìm kiếm, bảo quản, giá cả hợp lý, dễ sử dụng, dễ vận chuyển.

– Phù hợp với nhu cầu của vật nuôi: màu sắc, mùi vị, kích thước, hình dạng phù hợp.

Bước 3: Chế biến nguyên liệu

Chế biến nguyên liệu là quá trình xử lý các nguyên vật liệu ban đầu bằng các phương pháp hóa học, vật lý, sinh học. Để cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm. Việc chế biến sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

– Tăng dinh dưỡng: tăng các hàm lượng protein, carbonhydrate, lipid, vitamin, khoáng chất,…

– Tăng mức độ tiêu hóa: phá vỡ cấu trúc tế bào, tăng độ tan, giảm chất xơ và tăng diện tích tiếp xúc với men tiêu hóa.

– Tăng khả năng bảo quản: giảm độ pH, độ ẩm và hoạt động của vi sinh vật, enzyme tự phân hủy.

– Giảm bớt hoặc loại trừ các chất gây hại: các chất ức chế, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, dị ứng, chất gây ô nhiễm,…sẽ được giảm bớt hoặc loại trừ hoàn toàn.

– Tăng sự hấp dẫn: cải thiện màu sắc, mùi vị, kích thước, hình dạng,…

sản xuất thức ăn chăn nuôi 2

Bước 4: Kiểm tra chất lượng

Bước kiểm soát giúp đảm bảo thức ăn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và an toàn. Mục đích của bước này là bảo vệ sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng thị phần và độ uy tín cho doanh nghiệp.

Bước 5: Đóng gói và phân phối

Sau quá trình chế biến và sản xuất, thành phẩm sẽ được vận chuyển đến khu vực cân đo, đóng gói. Nhà máy sẽ sử dụng máy móc đóng gói dạng hạt để cho sản phẩm vào bao. Với trọng lượng đã được cài đặt sẵn. Việc đóng gói này giúp vận chuyển và bảo quản thức ăn thuận tiện và dễ dàng hơn.

Trên đây là quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản. Hy vọng bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Tin bài khác