Thời điểm sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, môi trường cũng thường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, thời điểm này được cho là dễ phát sinh dịch bệnh trên gia cầm. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu phương pháp chăm sóc gia cầm sau mưa lũ nhé.
Kiểm tra và tu sửa chuồng trại
Đàn vật nuôi ở những chuồng trại bị ngập úng hay bị tốc mái cần được di dời sang khu chuồng khác cao hơn. Dùng thêm bạt để che chắn giúp vật nuôi không bị lạnh, ướt. Sau đó tiến hành sữa chữa lại chuồng trại hỏng.
Vệ sinh
Cần tổng vệ sinh chuồng trại và các khu vực xung quanh. Nước rút đến đâu thì cần quét dọn, vệ sinh đến đó. Thu gom goàn bộ đất, bùn, phân, rác thải, chất thải tại khu vực chuồng nuôi và các khu vực xung quanh. Sau đó rắc vôi và đóng vào bao kín, để gọn vào một chỗ, đào hỗ ủ làm phân để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nên nạo vét, khơi thông cống rãnh, dọn bùn đất ên trong chuồng và các khu vực xung quanh. Tại vị trí các rãnh thoát nước nên đặt một túi vôi. Nền, tường chuồng, dụng cụ chăn nuôi cần được cọ rửa sạch sẽ trước khi phun thuốc sát trùng. Định kỳ phun 2 lần/ngày cả trong và ngoài chuồng.
Quét lại vôi cho chuồng nuôi. Có thể sử dụng Hantox-200 để diệt ruồi, muỗi tại khu vực nuôi và các khu vực xung quanh để tránh vật trung gian truyền bệnh.
Kiểm tra đàn gia cầm thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường
Vấn đề chăm sóc
Con non, vật nuôi bị ướt cần được di dời đến những khu chuồng cao hơn và sưởi ấm ngay. Có thể dùng bếp trấu, bóng điển, bếp củi,…
Cho gia cầm uống thêm thuốc phòng bệnh tiêu hóa và hô hấp. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, uống nước sạch. Đồng thời, tăng thêm sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách bổ sung vitamin.
Kiểm tra thường xuyên đàn gia cầm để phát hiện sớm những bất thường như kém ăn, rủ rũ, uể oải,…Sau đó cách ly và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu có những nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần báo ngay cho thú y viên, trạm thú ý và chính quyền địa phương để có biện pháp can thiệp, tránh lây lan và bùng phát dịch bệnh.
Tiêu hủy xác động vật chết
Khi vật nuôi ốm, cần tiêu hủy bằng cách đốt xác hoặc chôn. Trong đó, đốt xác là biện pháp hiệu quả nhất.
Trong mùa mưa lũ nếu có vật nuôi chết không được tiêu hủy ngay mà phải phun thuốc diệt côn trùng, thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác để chống côn trùng và các loài ăn thịt xâm nhập. Đợi nước rút rồi mới tiến hành chôn lấp. Cần chôn sâu và rắc vôi bột sau khi chôn. Không được vận chuyển, giết mổ, bán chạy hay vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Khi hố chôn bị sụp, lún, rỉ nước, bốc mùi hôi thôi, ô nhiễm nước ngầm thì cần đắp thêm đất ở trên và nén chặt. Đắp cao đất và rộng ra xung quanh khoảng 0.3-0.5m.
Nếu nước chảy ra xung quanh thì cần rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng. Có thể sử dụng một số chế phẩm như EMC, Enchoice solution, Umikai, vôi bột để xử lý mùi hôi của hố chôn.
Nếu hố chôn gần khu vực dân cư, có thể sử dụng các loại thuốc như Enchoice solution, Umikai để phun trên mặt hố chôn và vùng có nước bẩn rỉ ra. Kết hợp dùng hóa chất khử mùi để đắp thêm đất trên toàn bộ bệ mặt hố chôn.
Cần xử lý kịp thời xác chết động vật để tránh lây lan dịch bệnh
Mong rằng những thông tin mà BCC cung cấp đã giúp bà con có thêm kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thức ăn chăn nuôi hay cách chăm sóc vật nuôi hiệu quả, liên hệ ngay với BCC Nutrition nhé.