Tin thị trường

Xây dựng mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình năng suất cao

Mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình hiện nay vẫn khá phổ biến ở nước ta. Với chi phí đầu tư thấp, nguồn thức ăn tận dụng từ sản xuất nông nghiệp. Mô hình khá phù hợp với năng lực kinh tế của các hộ gia đình ở nông thôn. Ngoài ra, vài năm gần đây khi giá sản phẩm chăn nuôi đã ổn định hơn. Thì mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình lại càng phát triển hơn ở các tỉnh trên cả nước. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu cách xây dựng mô hình chăn nuôi này để đạt năng suất cao nhé.

BCC Nutrition – Vi sinh Việt cho người nuôi Việt

Chọn lợn giống

Người chăn nuôi đang dần thay đổi tư duy và đầu tư sang mô hình chăn nuôi bền vững, ổn định, hướng tới các sản phẩm an sạch, an toàn. Nên từ khâu chọn con giống đã rất cẩn thận, lựa chọn kỹ lưỡng. 

Muốn có giống tốt, bà con cần lựa chọn con giống chất lượng nhất. Tuy trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống lợn khác nhau. Nhưng 1 số tiêu chuẩn sau có thể giúp bà con chọn được con giống tốt nhất.

Ngoại hình

Với lợn nuôi thịt, nên chọn con có mình dài cân đối, mông và vai nở, bụng thon, lưng thẳng. Chân chắc chắn và thẳng, da hồng hào, lông thưa mượt, đi lại hoạt bát, mắt tinh nhanh, phàm ăn.  

Với lợn nái đẻ, nên xem kỹ các bộ phận như vú, bộ phận sinh dục. Tuyệt đối không chọn con có khuyết tật ở mũi, miệng, úng rốn, khoèo chân. 

Cách lựa chọn lợn giống tốt dựa vào ngoại hình

Nguồn gốc

Chọn lợn giống thì nên xem xét lý lịch của lợn mẹ. Tránh chọn con giống từ lợn mẹ quá tơ (lứa đầu tiên) hay quá già (để nhiều lứa rồi). Chọn lợn giống có nết ăn ở tốt, hiện lành, không hung dữ với đồng loại. 

Đàn lợn cần được tiêm phòng đầy đủ như tụ dấu, tả lợn, lở mồm long móng, phó thương hàn,…

Tips: nên chọn ngay từ bầy lợn con nhà mình. Nếu không có thì nên tìm đến các trại có uy tín nhiều năm. Không nên mua lợn con tại chợ. Và không nên mua nhiều loại giống từ các nơi cho cùng 1 lứa nuôi trong mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình.

Chọn lợn giống dựa vào nguồn gốc xuất xứ

>> Xem thêm: 6 nguyên tắc cần nhớ trong chăn nuôi heo hữu cơ

Cách xây chuồng trại

Dựa vào cơ cấu đàn lợn, đặc điểm sinh lý của giống lợn cũng như chu kỳ nuôi ngắn hay dài hạn mà bà con có thể xác định quy mô xây chuồng trại hợp lý. Sau đó, bà con sẽ thuận tiện hơn khi chăm sóc và đảm bảo vệ sinh để phòng dịch. 

Một vài lưu ý khi xây dựng chuồng trại của mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình là:

  • Chuồng nuôi cần cao ráo, thoáng mát và kiên cố, không bị ngập úng. Mặt nền nên nghiêng khoảng 3% để thoát nước dễ dàng. Nếu chuồng trại gần ao hồ thì phải cao hơn mực nước dâng tối thiểu 0.5m.
  • Chuồng cần mát lúc hè và ấm lúc đông, tránh bị ánh nắng trực tiếp và gió lùa vào nền. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo không khí được lưu thông. Có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt để lợp mái. 
  • Chuồng cần cách xa khu dân cư, đảm buồn nguồn điện, nước cho chuồng. Cần lưu ý cả giao thông để có thể dễ dàng vận chuyển thức ăn, con giống, vật tư và sản phẩm. 

Tips: khi thiết kế chuồng trại cần tính toán về kinh tế. Diện tích chuồng trại cần vừa đảm bảo nhu cầu chăn nuôi vừa tiết kiệm sức lao động và nguyên liệu. Nếu có thể, hãy tận dụng những vật tư có sẵn trong địa phương để giảm chi phí. 

Chuồng trại cần đảm bảo sạch sẽ, an toàn và cách xa khu dân cư

Yêu cầu về thức ăn

Trước đây, các mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình thường sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nhưng chất lượng thịt ra không đảm bảo, không thơm, dẫn đến xuất chuồng muộn, thua lỗ. 

Các hộ gia đình đã này chuyển sang nuôi heo bằng phương pháp truyền thống. Họ tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi lợn. Các loại nguyên liệu có thể dùng làm thức ăn cho lợn như: ngô, cám gạo, đậu tương, rau bèo, bỗng rượu, dọc khoai,…

Những con heo ăn loại thức ăn này có chất lượng thịt thơm ngon hơn, được người tiêu dùng đánh giá cao hơn. Đặc biệt là tận dụng được phụ phẩm nên giá cả cũng phải chăng hơn. 

Nếu có thể tự chế biến thức ăn, người chăn nuôi sẽ tiết kiệm được khoảng 60-70% chi phí. Heo có thể nuôi dài 7-8 tháng mà không sợ thua lỗ.

Bổ sung probiotic trong thức ăn giúp hệ tiêu hóa vật nuôi khỏe mạnh

Những lưu ý khi chuẩn bị thức ăn cho mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình

  • Trước khi chế biến các thực phẩm thô xanh thì cần rửa sạch chúng. Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn bị mốc, ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc. 
  • Cần cho lợn uống nước sạch, tránh sử dụng nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao. 
  • Cần cho lợn ăn theo đúng khẩu phần và tiêu chuẩn. Hãy đảm bảo rằng con nào cũng có phần ăn của nó. Khi sinh lý và đàn lợn phát triển thì tiêu chuẩn ăn cũng phải thay đổi. 
  • Nên cho lợn ăn tinh trước, thô sau. Bà con nên cho lợn ăn đúng giờ để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho lợn.

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho lợn

Các yêu cầu về phòng bệnh

Phòng bệnh là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo đàn lợn xuất chuồng chất lượng. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn bao gồm:

  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng. 
  • Đàn lợn bị thay đổi môi trường sống. Hoặc lợn bị vận chuyển đường dài. 
  • Chuồng quá chật hoặc lợn được nhốt chung với nhiều loại gia súc khác. 
  • Thức ăn không đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nước uống mất vệ sinh. 
  • Ký sinh trùng ký sinh bên trong và bên ngoài cơ thể lợn như giun sán, ve, ghẻ, virus gây hại. 

Cách phòng chữa bệnh cho vật nuôi hiệu quả

Khuyến cáo phòng tránh dịch cho đàn lợn

Khi lợn được khoảng 8-12 tuần, cần tiêm đủ các loại vắc-xin thông thường trước khi đem về nuôi. Một vài bệnh cần tiêm nhắc lại như phó thương hàn. Trước khi mang về nuôi, bà con cũng cần tẩy giun cho lợn.

Nếu trong đàn lợn có con bị ốm, bà con cần cách ly ngay để tiện theo dõi. Nếu lợn chết, đưa ngay ra khỏi chuồng và báo với cán bộ thú y để xử lý. 

Không được thả rông lợn, không bán lợn ốm, không giết mổ lợn gần khu chăn nuôi. Tránh cho lợn ăn phải đồ ăn của lợn nhiễm bệnh. Bà con cần tẩy uế, sát trùng khu vực có lợn ốm. Hạn chế người và vật thể lạ vào khu vực chăn nuôi. 

Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Chất thải cần được thu gom và tập trung ở khu riêng biệt. 

Dụng cụ ăn uống cần được khử trùng bằng cách phơi nắng hoặc nước sôi. Bà con có thể thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, rắc vôi xung quanh chuồng trại định kỳ.  

Giữ vệ sinh và tiêm đầy đủ vắc-xin cho đàn lợn

Hy vọng với những thông tin mà BCC Nutrition mang đến đã giúp bà con nắm được những yêu cầu cần chuẩn bị trước khi muốn xây dựng mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình. Nếu trong quá trình chăn nuôi cần tư vấn để chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho vật nuôi, bà con có thể liên hệ BCC Nutrition để được tư vấn miễn phí nhé. 

 

Tin bài khác