Chăn nuôi lợn hữu cơ là một khái niệm quen thuộc trong nông nghiệp hữu cơ. Nhưng bà con đã biết nuôi lợn hữu cơ là gì? Và cần chuẩn bị những gì khi muốn nuôi lợn hữu cơ? Cùng BCC Nutrition tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nuôi lợn hữu cơ là gì?
Chăn nuôi lợn hữu cơ là quá trình chăn nuôi lợn không sử dụng thức ăn có thành phần có hại. Như chất biến đổi gen, kháng sinh, thức ăn tăng trọng, chất kích thích.
Chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ có thể giảm nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng đến chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường.
Cần chuẩn bị gì khi nuôi lợn hữu cơ
Có 6 yếu tố cần bà con cần chuẩn bị khi muốn nuôi lợn hữu cơ bao gồm: khu vực chăn nuôi, con giống, thức ăn, quản lý sức khỏe, quản lý cơ sở nuôi, quản lý chất thải.
Khu vực chăn nuôi lợn hữu cơ
Khi nuôi lợn theo hướng hữu cơ, khu vực nuôi cần được khoanh vùng, có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách rời với các khu vực khác. Khu vực nuôi này cần cách xa khu vực bị ô nhiễm và khu tập kết, xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt.
Chọn giống lợn hữu cơ
Lợn giống và phương pháp nhân giống cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Lợn thích nghi được với điều kiện của địa phương và hệ thống chăn nuôi.
– Lợn giống khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh.
– Lợn không mắc các bệnh truyền nhiễm hay các vấn đề về sức khỏe như tự sẩy thai, hội chứng căng thẳng ở lợn,…
– Nên sử dụng các phương thức sinh sản tự nhiên.
– Không nên sử dụng kỹ thuật gen, ghép phôi hay biện pháp xử lý sinh sản bằng hormon.
– không được di chuyển vật nuôi giữa khu vực hữu cơ sang các khu vực khác.
Quản lý thức ăn cho lợn
– Cần cung cấp 100% thức ăn hữu cơ trong suốt quá trình nuôi, kể cả trong thời kỳ chuyển đổi.
– Cơ sở chăn nuôi cần tự chuẩn bị ít nhất 50% lượng thức ăn chăn nuôi (chất khô). Bao gồm cả thức ăn từ đồng cỏ hoặc thức ăn được liên kết với các cơ sở sản xuất hữu cơ khác.
– Lợn cần được cung cấp thức ăn cả ở dạng tươi, khô và dạng ủ chua trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
– Với lợn non cần được uống sữa mẹ trong ít nhất 4 tuần.
Quản lý sức khỏe lợn
Phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần theo các nguyên tắc sau:
– Chọn giống vật nuôi phù hợp.
– Mỗi loài sẽ áp dụng biện pháp thực hành chăn nuôi riêng, để tăng sức đề kháng và phòng bệnh.
– Dùng thức ăn hữu cơ chất lượng tốt. Kết hợp cho vật nuôi thường xuyên vận động. Cho vật nuôi tiếp xúc với khu vực ngoài trời để tăng miễn dịch tự nhiên.
– Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp để tránh các vấn đề sức khỏe.
– Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như sử dụng vacxin, vệ sinh động vật. Sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch vật nuôi mới, động vật nhiễm bệnh.
– Nếu có lợn ốm hoặc bị thương cần cách ly và điều trị ngay. Nếu cần sử dụng thuốc điều trị thì phải lưu hồ sơ chi tiết về việc điều trị.
Quản lý cơ sở chăn nuôi
Khi nuôi hữu cơ, không được tác động vật lý đến cơ thể vật nuôi như cắt đuôi, buộc dây vào đuôi, cắt ngắn mỏ, cưa răng,… Trừ các trường hợp sau:
– Vì lý do an toàn và quyền vật nuôi mà cần cưa răng, cắt đuôi hoặc cắt ngắn mỏ.
– Thiến lợn đực để cải thiện chất lượng sản phẩm.
– Có thể đánh số tai vật nuôi, nhưng không được dùng nhiệt.
– Cắt đuổi để đảm bảo sức khỏe.
– Vận chuyển lợn sống cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm lợn hoảng loạn, căng thẳng, đau đớn. Không được sử dụng chất hóa học, roi điện, thuốc thú y tác động đến hành vi như thuốc an thần hay chất kích thích.
– Chuồng trại cần có đủ không gian để đứng, nằm, quay tròn dễ dàng.
Quản lý chất thải chăn nuôi
Cần thực hiện các hoạt động sau để quản lý chất thải chăn nuôi:
– Giảm thiêu sự xuống cấp của nước và đất.
– Không làm ô nhiễm nguồn nước bởi vi khuẩn gây bệnh và nitrat.
– Cần có biện pháp phục hồi các chất dinh dưỡng trong đất.
– Không xử lý hoặc đốt chất thải bằng phương pháp không hữu cơ, ngoại trừ xác vật nuôi để kiểm soát dịch bệnh.
Hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chăn nuôi lợn hữu cơ. Nếu cần được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.