Với những mô hình nuôi quy mô nhỏ thì việc cân đối chi phí là rất quan trọng. Nhiều bà con thường tự ép cám cho lợn ăn để giảm chi phí thức ăn. Vậy liệu lợn ăn cám tự ép có rẻ và lãi hơn cám mua hay không? Cùng BCC Nutrition tìm hiểu trong bài viết này nhé.
So sánh việc lợn ăn cám tự ép và cám mua
Tính linh hoạt chủ động
Chăn nuôi bằng cám công nghiệp thì phải đi mua. Nếu vào vụ mùa rộ có thể gặp tính trạng cháy hàng. Mà lợn không thể một ngày không ăn, rất bất tiện. Việc lợn ăn cám tự ép sẽ chủ động hơn nhiều. Nếu như hết cám bà con có thể làm luôn bằng máy sẵn có. Không lo chờ đợi, không sợ hết hàng.
Giá thành
Theo khảo sát, các loại cám đóng bao sẵn trên thị trường có giá dao động khoảng 275.000-290.000đ/ bao 25kg. Từ đó 1 kg cám sẽ có giá khoảng 11.500đ.
Còn nếu tự làm cám ép thì cần chuẩn bị các nguyên liệu như: bột cá, cám gạo, ngô, rau, cá,… với giá thành nguyên liệu đầu vào khoảng 6000-7000đ/kg. Nếu như bà con có sẵn nguyên liệu trong nhà thì còn rẻ hơn. Vì thế, về giá cả, cám tự ép sẽ rẻ hơn cám mua ít nhất khoảng 4000đ/kg.
Tiện lợi
Cám công nghiệp có thể cho ăn trực tiếp, không cần tốn thời gian, công sức, chỉ cần mua về. Còn cám tự ép cần phải sơ chế nguyên liệu, trộn và sử dụng máy để làm cám.
Chất lượng
Hiện nay ngành chăn nuôi hướng tới mô hình sạch, từ khâu thức ăn chăn nuôi. Với cám công nghiệp sản xuất theo dây chuyền, cần có chất bảo quản để sử dụng được lâu. Dù trong phạm vi cho phép thì vẫn ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Chưa kể đến một số nhà kinh doanh vì lợi nhuận còn sử dụng cám tăng trọng hoặc kích thích tăng trưởng trong thức ăn.
Chăn nuôi bằng cám tự ép có giá thành rẻ, không có chất bảo quản, giúp vật nuôi dễ hấp thụ, thịt thơm và săn chắc hơn cám công nghiệp.
Cách làm cám tự ép cho lợn ăn cám
Nguyên liệu
Các nguyên liệu cần đảm bảo tươi, không nấm mốc, bốc mùi hoặc mục nát,…
Bà con có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà như: bột ngô, bột cám gạo, ngô nguyên hạt, thân cây chuối, các loại rau, cua, ốc,… Hoặc sử dụng các phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất như: khô đậu tương, khô dầu vừng, khô dầu lạc,… Có thể bổ sung thêm bột xương, bột cám cá,… để tăng canxi cho lợn. Nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm muối và vitamin.
Cách phối trộn các nguyên liệu
Cần có công thức phối trộn riêng để viên cám có đủ chất dinh dưỡng, giúp lợn hấp thu tối đa.
Chủ yếu là chất bột đường. Nên khi phối trộn, các chất bột đường như cám gạo, ngô, khoai,… chiếm khoảng 70%. Sau đó là chất đạm như bột xương, bột cá chiếm khoảng 17%. Tiếp theo là chất béo như phế phẩm, phụ phẩm chiếm khoảng 7%. Chất xơ chiếm khoảng 5% và vitamin, muối khoáng là 0.5%.
Làm cám tự ép
Sau khi đã phối trộn các nguyên liệu, bà con cho trực tiếp vào máy ép để làm ra cám viên. Cám sau khi ép có thể cho lợn ăn luôn vì nhiệt trong quá trình ép sinh ra từ 60-70*C, vừa đủ chín mà không mất chất dinh dưỡng.
Nếu muốn sử dụng lâu dài, bà con cần sấy khô hoặc phơi nắng cám ép. Vì không có chất bảo quản nên thời gian để nhiều nhất chỉ khoảng 2 tháng. Bà con nên tính toán lượng nguyên liệu để không gây lãng phí.
Qua bài viết này, hy vọng bà con đã biết được lợn ăn cám tự ép có rẻ và lãi hơn cám mua không. Từ đó lựa chọn loại cám phù hợp để tiết kiệm chi phí. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.