Ở nhiều quốc gia, chăn nuôi lợn hữu cơ đang dần trở thành xu hướng. Lợn hữu cơ không chỉ có thịt thơm ngon mà còn nâng cao hiệu quả chăn nuôi lên 1.5-1.8 lần so với chăn nuôi thông thường. Nuôi lợn hữu cơ giúp hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường. Nhưng phương pháp nuôi này cũng có những tiêu chuẩn về kỹ thuật khắt khe. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ nhé.
Kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ về chuồng trại, trang thiết bị
Chuồng nuôi cần có khoảng cách an toàn với đối tượng chịu hoạt động của chăn nuôi. Và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực nuôi. Chuồng trại cần đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và có ánh sáng tự nhiên.
Các khu vực như kho chứa thức ăn, thuốc, dụng cụ, khu xử lý chất thải, khu cách ly phải bố trí riêng biệt với khu nuôi. Cần có nơi để chứa, ủ chất thải rắn và hố xử lý chất thải lỏng riêng, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y. Dụng cụ, trang thiết bị phải vệ sinh thường xuyên để tránh tích tụ sinh vật gây bệnh.
Mật độ nuôi cần đủ thoáng để lợn có thể đứng, nằm, quay tròn, liếm lông dễ dàng. Độ thoáng cần đảm bảo mọi vận động cơ thể và mọi tư thế tự nhiên của lợn. Mỗi lứa lợn cần được nuôi trong từng ô, chuồng riêng biệt.
Chuồng trại cần cách xa khu dân cư, đường giao thông, có tường rào chắc chắn. Khu nuôi cần rộng tãi, trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ về cách chọn giống
Lợn giống cần có nguồn gốc từ các đơn vị chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ. Hoặc là con của cặp bố mẹ được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Lợn giống được mua tại cơ sở uy tín, chất lượng, phòng bệnh tốt, tuân thủ lịch tiêm vaccine theo khuyến cáo.
Quá trình vận chuyển cần tuân theo quy định của cơ quan thú y. Lợn mới mua về cần cách ly tối thiêu 14 ngày trước khi nhập đàn sẵn có.
Kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ về thức ăn, nước uống
Toàn bộ thức ăn hàng ngày cần được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Hoặc tối thiểu 80% từ các nguồn cung cấp sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Chính cơ sở chăn nuôi cũng phải tự cung cấp được tối thiểu 50% lượng thức ăn. Bao gồm cả thức ăn từ tự nhiên và thức ăn được sản xuất từ các cơ sở sản xuất hữu cơ khác trong khu vực.
Thức ăn, nước uống không được chứa sinh vật biến đổi gen. Ngoài ra không được có thuốc kháng sinh hóa học, chất kích thích tăng trưởng hoặc sinh sản. Không được có thức ăn gốc động vật (trừ cá và các động vật biển).
Thức ăn chăn nuôi gốc khoáng, vitamin, các nguyên tố vi lượng, provitamin có thể được dùng nếu có nguồn gốc tự nhiên.
Khẩu phần ăn cần được tính đến nhu cầu về thức ăn tươi, thô hoặc ủ chua. Nước uống phải đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.
Kỹ thuật chăn nuôi lợn hữu cơ về cách phòng bệnh
Nếu sử dụng thuốc thú y thì cần phải tuần thủ theo nguyên tắc:
– Không sử dụng thuốc hóa học hoặc kháng sinh trong điều trị phòng bệnh.
– Chỉ sử dụng kháng sinh từ thảo dược như nhọ nồi, búp ổi, phèn đen, rau khoai lang,… hoặc kháng sinh tự nhiên như tỏi để phòng bệnh. Có thể dùng các loại rẻ quạt, cỏ sữa,… phơi khô, nghiền nhỏ hoặc sắc lấy nước, trộn vào thức ăn nước uống cho lợn sử dụng hàng ngày.
– Nếu sản phẩm thảo dược không hiệu quả thì có thể dùng kháng sinh, thuốc thú y. Nhưng cần tuân thủ chỉ định về thời gian thải hồi gấp đôi hướng dẫn của nhà sản xuất. Lợn bị bệnh khi xuất bán sẽ không được gắn mác sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ra, cần phát quang xung quanh chuồng trại. Thu gom chất thải, ủ vôi bột hoặc sử dụng bể biogas. Tại lối vào khu vực nuôi cần bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng.
Rác thải cần được xử lý theo phương pháp hữu cơ, không được đốt, trừ xác vật nuôi để kiểm soát dịch bệnh. Hàng ngày cho lợn vận động ngoài trời để tăng miễn dịch tự nhiên.
Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, bà con có thể tham khảo áp dụng. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.