Nếu bà con đang có ý định kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị gì. Vậy thì cùng BCC Nutrition tìm hiểu trong bài viết này nhé. Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm này hiệu quả và nhanh thu hồi vốn nha.
Điều kiện khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Căn cứ theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, bà con cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Có cửa hàng với địa chỉ kinh doanh rõ ràng, cụ thể.
– Có hợp đồng mua bán với đại lý phân phối hoặc nhà sản xuất.
– Nơi kinh doanh và bảo quản thức ăn chăn nuôi cần đảm bảo chất lượng, vệ sinh theo quy định.
Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chuẩn bị gì?
Việc bạn cần làm trước khi khai trương cửa hàng là xác định mô hình kinh doanh. Và các công việc bạn cần chuẩn bị là:
Chuẩn bị vốn
Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng, quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. Bà con sẽ khó kinh doanh thành công nếu không có kế hoạch chuẩn bị vốn kỹ càng.
Xác định mô hình kinh doanh
Định hướng hình thức kinh doanh giúp bạn hiểu về mô hình kinh doanh và sự phù hợp với khả năng tài chính. Tùy vào mỗi mô hình kinh doanh sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Với kinh doanh thức ăn chăn nuôi bạn có thể tham khảo các mô hình sau:
– Đại lý thức ăn chăn nuôi.
– Kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ.
– Nhà phân phối thức ăn chăn nuôi.
Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bà con nắm bắt xu thế và nhu cầu của khách hàng. Còn việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn lên được những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Từ đó có thể cạnh tranh với đối thủ nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng chân thành.
Tìm hiểu thủ tục kinh doanh
Giống với các mô hình kinh doanh khác, thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng giống như vậy. Bao gồm các bước sau:
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.
– Cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận khi nhận hồ sơ. Bà con sẽ nhận được thông báo về tính hợp lệ và giầy tờ cần bổ sung trong 03 ngày.
– Bà con cần bổ sung giấy tờ còn thiếu. Nếu hợp lệ thì bà con sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chi phí kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Số vốn cần chuẩn bị cho kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhiều hay ít tùy thuộc vào mô hình và quy mô kinh doanh. Bà con có thể tham khảo các khoản chi phí cơ bản và cần thiết sau đây:
Chi phí cơ bản
Đây là các khoản cố định của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Đặc biệt với mô hình mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần nhiều vốn thì các khoản này lại cần thiết và quan trọng hơn cả. Chúng bao gồm các khoản:
– Chi phí thuê mặt bằng: dao động từ 10-30 triệu, tùy thuộc vào diện tích và khu vực kinh doanh.
– Chi phí nhập hàng: tốn nhiều nhất, dao động từ 50 đến vài trăm triệu.
– Chi phí tu sửa cửa hàng: tùy thuộc vào nhu cầu của bà con, dao động khoảng 20-50 triệu. Với cửa hàng thức ăn chăn nuôi thì không cần quá cầu kỳ về việc thiết kế hay trang trí.
– Chi phí nhân viên: những cửa hàng lớn cần thêu 1-2 nhân viên làm theo giờ, chi phí khoảng 6-8 triệu.
– Chi phí thiết bị, kệ sản phẩm: dao động khoảng 8-15 triệu. Bà con có thể tìm mua tại các cửa hàng thanh lý để tiết kiệm.
Các chi phí khác
Bà con có thể cần chi các khoản khác như thay thế, sửa chữa thiết bị chiếu sáng, bù lỗ các đơn hàng nhầm,… Để chủ động và dễ giải quyết các vấn đề xảy ra, bà con có thể dự trù 5-10% tổng vốn đầu tư cho các vấn đề phát sinh.
Hy vọng bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích khi muốn kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.