Sau khoảng 50 năm kể từ khi phát hiện ra, kháng sinh đã được sử dụng trong chăn nuôi. Nó không chỉ giúp chống vi khuẩn mà còn là một tác nhân thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã khiến nó mang tiếng “xấu”. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là cần thiết. Nhưng sử dụng như thế nào mới hiệu quả? Cùng BCC Nutrition tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Các hình thức dùng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay
Trong sản xuất thực phẩm từ động vật, kháng sinh được sử dụng với các lý do sau:
– Thứ 1, sử dụng liều cao trong thời gian ngắn để điều trị bệnh ở động vật.
– Thứ 2, sử dụng liều cao trong thời gian ngắn để ngăn chặn các bệnh khi động vật có nguy cơ bị nhiễm trùng. Ví dụ thời điểm sau cai sữa hoặc khi vận chuyển. Kháng sinh lúc này thường được điều trị một phần hoặc cả đàn, tăng khả năng sinh vật có thể kháng kháng sinh.
– Thứ 3, kháng sinh được đưa vào thức ăn với liều thấp trong thời gian dài để thúc đẩy gia súc, gia cầm phát triển.
Lợi ích khi dùng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi giúp tăng tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi. Nó giúp ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm.
Kháng sinh có thể làm tăng hiệu quả chăn nuôi, cải thiện tỷ lệ tăng trưởng. Các chuyên gia ở Viện Thú y của Mỹ cho biết, nếu không dùng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng, Mỹ đã phải nuôi thêm 452 triệu con gà, 23 triệu gia súc và 12 triệu con lợn thì mới đạt mức sản xuất thực phẩm như hiện nay.
Rủi to khi lạm dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên trong đường ruột. Gây ra rối loạn tiêu hóa. Nó sinh ra sự đề kháng kháng sinh vủa vi khuẩn. Trong chữa bệnh người hay động vật, bất kỳ kháng sinh nào chỉ cần tồn 1 lượng nhỏ cũng có thể gây kháng thuốc của E.coli. Từ đó có thể truyền plasmid kháng thuốc cho các loại vi khuẩn khác gây bệnh trong đường ruột.
Động vật tồn dư lượng kháng sinh quá mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Một loại kháng sinh cấm sử dụng như Cloramphenicol có thể gây thiếu máu, suy tủy. Với những cá thể đặc ứng do di truyền có thể tử vong. Khi con người tiêu thụ thịt chứa tồn dư kháng sinh có thể tạo ra vi khuẩn kháng thuốc, giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Một số kháng sinh còn có thể gây ung thư cho con người.
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như thế nào cho hiệu quả?
Đầu tiên, hãy dùng kháng sinh ngay khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Cần dùng đúng thuốc để chữa đúng bệnh. Và nên sử dụng theo nguyên tắc từ cao đến thấp.
Thứ 2, nên sử dụng theo liệu trình. Không nên tự ý thay đổi ngừng hoặc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh.
Thứ 3, cần chọn đúng loại kháng sinh phù hợp. Mỗi loại kháng sinh có thể phòng được 3-5 bệnh nhưng thực tế chỉ có hiệu quả với 1-2 bệnh đầu tiên. Các bệnh còn lại chỉ ở mức hạn chế và phòng ngừa.
Thứ 4, cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian. Có thể kết hợp các loại vitamin, men tiêu hóa,… để vật nuôi mau bình phục.
Và đặc biệt, ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết mổ để tránh tồn dư trong thực phẩm.
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi không phải là xấu. Nhưng cần sử dụng hợp lý mới đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn. Hy vọng bà con đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu cần được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.