Tin thị trường

Tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dê ngày càng tăng. Nhưng để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu, gây thiệt hại cho người nuôi, bà con cần có những giải pháp đồng bộ và hướng tới chăn nuôi chuyên nghiệp. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam nhé.

Vai trò của ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam

chăn nuôi dê ở Việt Nam 1

Chăn nuôi dê cung cấp nhiều sản phẩm thiết thực cho xã hội. Phân dê cải thiện độ phì nhiêu cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng. Da, lông, móng, sừng của dê là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nhẹ. Sữa dê cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em, người già và làm đẹp cho phụ nữ.

Dê ăn được nhiều loại thức ăn thô xanh là cỏ, lá cây. Thức ăn của chúng không cạnh tranh lương thực với con người. Dê dễ thích nghi với các phổ địa lý, khí hậu khác nhau, ít bệnh tật. Dê ưa khí hậu khô hạn, có hiệu suất sử dụng thức ăn cao. Dê còn loài vật mắn đẻ, nuôi con tốt. Khả năng cho sữa và chất lượng sữa đều tốt.

Chi phí nuôi dê không cao, xây dựng chuồng trại đơn giản, khả năng thu vốn nhanh. Nguồn thực phẩm hữu cơ được dê cung cấp nhanh, an toàn so với các vật nuôi khác. Bộ NN&PTNT đã tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Có những năm sản lượng thịt dê chiếm đến 20-21%, tăng 4100 tấn.

Thực trạng chăn nuôi dê ở Việt Nam

Trong khoảng năm 2016-2018, đàn dê ở Việt Nam tăng trưởng 15.45%, sản lượng thịt tăng gần 20%. Năm 2018, đàn dê nước ta trên 2.8 triệu con. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của đàn dê là 15.45%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của dê gần 20%.

Ở nước ta, vùng nuôi dê tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm 57.41% tổng đàn dê và 51.16% sản lượng thịt dê. Chăn nuôi dê chủ yếu với quy mô nông hộ và giống dê bản địa, dê lai. Cũng đã xuất hiện một số trang trại nuôi dê thịt lớn từ 1000-3000 dê thịt, chủ yếu là giống ngoại.

Theo Tổng cục thống kê, cả nước có 417.188 hộ chăn nuôi dê. Trong đó, có 306.305 hộ nuôi dưới 10 con, chiếm 73.42%. 97.019 hộ nuôi từ 10-29 con, chiếm 23.26%. 10.620 hộ nuôi từ 30-49 con, chiếm 2.55%. Số hộ nuôi trên 50 con chiếm 0.78%.

Những lưu ý khi chăn nuôi dê ở Việt Nam

chăn nuôi dê ở Việt Nam 2

Giống

Chọn lọc, nhân thuần các giống dê nội hiện có trên cơ sở xây dựng, củng cố các vùng giống địa phương. Chọn những đực giống tốt (thuần, lai) với tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi loại, mỗi vùng miền. Phổ biến rộng rãi, nhanh. CŨng có thể sử dụng thụ tinh nhân tạo ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện. Thay đổi thường xuyên, trao đổi đực giống giữa các vùng, địa phương để tránh đồng huyết.

Thức ăn

Tạo nguồn thức ăn thô xanh đầy đủ cho dê. Có thể trồng các loại cỏ, cây lá dê thích ăn. Xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với từng giống dê và phù hợp với từng giai đoạn phát triển sinh lý.

Bổ sung thêm thức ăn tinh phù hợp với nhu cầu sinh lý của dê. Trừ dê non đang bú sữa còn lại thì khuyến khích sử dụng thức ăn TMR. Tạo vùng chăn thả cho dê. Việc thu nhận, tìm kiếm thức ăn còn kích thích dê tăng khả năng sinh sản.

Thú y

Chấp hành thật tốt Luật thú ý kể cả không gian và thời gian.

Tổ chức sản xuất

– Quy hoạch bãi chăn thả, đồng cỏ. Ngoài việc vận động thu lượm cỏ, khoáng, bãi thả còn tạo điều kiện cho đực, cái tiếp xúc lẫn nhau, kích thích tăng khả năng sinh sản.

– Quy hoạch lại các chợ bán gia súc sống, lò mổ.

– Duy trì các phương thức chăn nuôi hiện nay: chăn nuôi nông hộ, quảng canh, chăn nuôi gia trại, trang trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao.

Hy vọng bà con đã có thêm những thông tin bổ ích về tiềm năng chăn nuôi dê ở Việt Nam. Nếu bà con chăn nuôi đang muốn được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.

Tin bài khác