Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để chăn nuôi gà theo phương pháp này hiệu quả cần những yêu cầu nhất định, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những yêu cầu đó để có thể chăn nuôi hiệu quả.
Hiệu quả của mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học?
Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt từ cách chọn giống đến cách chăm sóc gà qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cùng với đó, việc tuân thủ đúng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học là khâu then chốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao, như: Trước khi xuất bán 1 tháng, đàn gà được sử dụng thức ăn từ ngô và lúa lên men sinh học, không để tồn dư lượng thức ăn công nghiệp. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng và mái che được thiết kế cách nhiệt, giúp nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định theo mùa. Nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà, nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%; chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, hạn chế nhiễm bệnh dịch, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao… Tuy nhiên trong mô hình này cần có rất nhiều yêu cầu từ ban đầu cần lưu ý để có thể thu được kết quả tốt.
Yêu cầu chọn giống gà nuôi an toàn sinh học?
Trước tiên gà giống cần phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có khuyết tật (khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ…). Nếu như giống đi mua thì chỉ nên mua con giống ở các cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh, giống mới mua về phải nuôi cách ly với đàn cũ ít nhất 1 tuần. Còn nếu tự sản xuất con giống, không chọn giống trống và mái nở ra trên cùng đàn để nuôi sinh sản vì dẫn đến hiện tượng cận huyết ở đời sau. Trong giai đoạn chọn giống sinh sản cũng cần phải lưu ý, Đối với gà trống: lông mượt, mào và mòng to, mào đỏ rực. Đối với gà mái: có khoảng cách xương lưỡi hái và xương hông rộng, lỗ huyệt ướt.
Yêu cầu về thức ăn, nước uống cho gà
Nuôi gia cầm nhốt hoàn toàn hoặc vừa nhốt vừa thả đều phải cho ăn thức ăn tinh hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của loại giống, lứa tuổi. Đặc biệt không cho gia cầm ăn thức ăn mốc, thiu hoặc thức ăn có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đang bị dịch bệnh. Vì như vậy dẫn dễ đến tình trạng tiêu chảy ở gà, có thể dẫn đến dịch tiêu chảy trên cả đàn. Thức ăn trong phương pháp an toàn sinh học này không nên là các loại cám công nghiệp, vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và tạp chất. Gà nên được sử dụng thức ăn có nguồn gốc hữu cơ kết hợp phối trộn Probiotics, bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa cho gà. Việc sử dụng nguồn thức ăn hữu cơ sẽ giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn, tăng trọng một cách an toàn hiệu quả.
Yêu cầu phòng chống dịch bệnh và sử dụng kháng sinh
Đối với mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, việc phòng chống dịch bệnh cho gà là vô cùng quan trọng. Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi. Tiêm phòng đầy đủ các loại kháng sinh phòng bệnh cho gia cầm theo quy định. Không nên sử dụng kháng sinh nhằm mục đích tăng trọng và thay thế dần kháng sinh phòng chữa bệnh bằng các hoạt chất tự nhiên. Bởi việc sử dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tồn đọng dư lượng trong thịt gà. Với mô hình này, chất lượng gà xuất chuồng thường đạt chất lượng cao, xuất khẩu. Chính vì vậy, việc kiểm soát kháng sinh và thời gian tiêm cho gà càng nên được lưu ý.
Mô hình nuôi gà an toàn sinh học là mô hình bền vững mang đến hiệu quả kinh tế cao. Nếu đáp ứng đầy đủ những yêu đầy đầu vào cũng như quá trình chăm sóc kĩ lưỡng sẽ cho chất lượng gà tốt, lợi nhuận cao.