Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là một phần quan trọng trong chế biến thức ăn dành cho động vật nuôi. Hiểu rõ tính chất, cách sử dụng của từng loại nguyên liệu sẽ đảm bảo hiệu suất và sức khỏe cho vật nuôi. Cùng BCC Nutrition tìm hiểu 9 loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay nhé.
Thức ăn chăn nuôi là như thế nào?
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm dành cho vật nuôi ăn, uống hay bổ sung vào môi trường nhằm duy trì sự phát triển, sinh trưởng.
Thức ăn chăn nuôi có thể tươi sống, hoặc qua sơ chế, chế biến. Thức ăn có thể được chia thành dạng dinh dưỡng hoặc dạng bổ sung chức năng.
9 loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay
Ngày càng nhiều nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Bà con cần hiểu rõ từng loại nguyên liệu này để phối trộn và đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi hợp lý.
Bột mỳ
Bột mỳ có nguồn gốc từ hạt lúa mỳ, có hàm lượng tinh bột cao 70-80%. Bột mỳ chứa nhiều sắt, kẽm, magie và các vitamin nhóm B. Hàm lượng protein trong bột mỳ vào khoảng 10-15%. Ngoài ra, bột mỳ cũng chứa nhiều acid amin thiết yếu cho vật nuôi.
Bột mỳ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho vật nuôi tăng trưởng, tăng cường khả năng sinh sản, giảm chi phí sản xuất. Bột mỳ là một nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến top đầu trong các loại cám viên.
Bột ngô lên men
Đây là một trong những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng cao. Từ quá trình lên men bã ngô bằng men vi sinh hoạt tính, người ta thu được loại bã ngô này.
Bã ngô lên men chứa hàm lượng chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất nhiều hơn bã ngô sống. Nó có mùi thơm mát, chua nhẹ, kích thích vật nuôi ăn ngon.
Bã ngô lên men có tác dụng tăng cưỡng miến dịch, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ môi trường, giảm chi phí thức ăn.
Bã đậu nành
Sau khi ép đậu nành lấy dầu hoặc chế biến làm sữa, người ta thu được bã đậu nành làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Hàm lượng protein trong đậu nành khoảng 40-50%. Nó còn chứa nhiều acid amin cần thiết cho vật nuôi.
Ngoài ra, bã đậu nành có chưa chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất tương đối tốt. Người ta có thể sử dụng trực tiếp bã đậu nành hoặc xử lý sấy khô, lên men, cô đặc hoặc chiết xuất để tăng giá trị dinh dưỡng và dễ bảo quản.
Bột vỏ tôm
Vỏ tôm sau khi sấy khô và nghiền mịn sẽ được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đây là phụ phẩm trong ngành chế biến tôm, chiếm 10-15% trọng lượng của con tôm.
Bột vỏ tôm chứa 30-40% protein, 10-15% chất xơ, 2-3% chất béo. Trong vỏ tôm có chứa 20-30% chitin, một chất có tác dụng tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cho vật nuôi.
Bột vỏ tôm còn chứa nhiều acid amin, photpho, canxi. Nó có mùi thơm đặc trưng của tôm khô kích thích sự thèm ăn cho vật nuôi.
Bột cá
Giống như tôm, bột cá là thành phẩm thu được sau khi sấy khô và nghiền mịn các loại cá. Nước và dầu cá sẽ được loại bỏ trước khi đem đi say nát thành bột.
Bột cá chứa nhiều protein, dầu chất lượng cao. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều khoáng chất lành tính cho vật nuôi như photpho, canxi.
Bột xương thịt
Bột xương thịt là sản phẩm của quá trình xử lý xương và mảnh thịt từ các loại động vật. Thông thường, chúng được thu lại sau quá trình chế biến thịt của con người.
Người ta nấu chảy các mảnh thịt, xương, sau đó làm khô và nghiền mịn thành bột. Bột xương thịt chứa nhiều protein, acid amin và khoáng chất cần thiết cho động vật nuôi.
Ruốc biển
Sau khi sấy khô và nghiền mịn các loài động vật dưới biển như cua, cá, tôm, mực,… ta thu được ruốc biển. Loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi này chứa 50-70% hàm lượng protein, 5-10% chất béo cùng nhiều khoáng chất như photpho, canxi, sắt,…
Ruốc biển còn chứa lượng carotenoid cao. Đây là một chất tự nhiên giúp tăng màu sắc cho vật nuôi. Ruốc biển giúp vật nuôi phát triển, tăng sức đề kháng, tăng khả năng sinh sản và tăng giá trị thẩm mỹ.
Bột gan mực
Bột gan mực là bột làm từ gan của con mực. Đây là loại nguyên liệu chứa nhiều protein, vitamin, chất béo, khoáng chất. Bột gan mực thường được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi.
Bột gan mực có màu đỏ nâu, mùi thơm đặc trưng. Độ đạm của nó lên đến 60-70%, Bột gan mực chứa nhiều acid amin tự do, taurine, nucleptides giúp tăng độ ngon cho thức ăn. Bột gan mực giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, tăng trưởng tốt, tăng khả năng sinh sản và giảm tỷ lệ chết.
Bột huyết
Huyết tương của động vật sau khi chế biến thịt sẽ được xử lý để tạo thành bột huyết. Bột huyết giàu đạm (90%) và tỷ lệ tro thấp (6%).
Khả năng tiêu hóa đạm trong bột huyết là 99%. Khả năng hòa tan là 88%. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao so với các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác. Vì thế cần tính toán kỹ để đảm bảo yếu tố kinh tế.
Hy vọng bà con đã có thêm những thông tin bổ ích về 9 loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phổ biến hiện nay. Nếu cần được tư vấn về các phụ gia chăn nuôi từ beta glucan, probiotics, enzyme,… giúp vật nuôi khỏe mạnh tự nhiên, cho năng suất tốt. Thì hãy liên hệ ngay với BCC Nutrition để được hỗ trợ miễn phí nhé.